Theo truyền thống dân gian, thời gian cúng tiễn ông Công ông Táo có thể bắt đầu từ ngày 21 âm lịch (tức thứ năm 12/01) và kết thúc trước khi hết giờ Ngọ (từ 11 giờ đến 13 giờ) ngày 23 tháng Chạp hằng năm vì đây là thời điểm các thần tập trung để chuẩn bị về Trời. Vào ngày ông Công ông Táo, mỗi gia đình thường chuẩn bị 3 con cá chép đỏ thả trong chậu nước, cúng cùng các đồ lễ khác. Sau khi cúng xong sẽ đem những con cá này phóng sinh ở sông, ao, hồ… để tiễn ông Công ông Táo về trời. Theo quan niệm dân gian, cá chép phải được thả trước giờ Ngọ (12h trưa ngày 23 tháng Chạp) thì mới kịp lên Thiên đình.

Cúng ông công ông táo

Đây là nét phong tục tập quán truyền thống trong ngày Tết một phong tục đã quá quen thuộc với người Việt Nam, thường diễn ra vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm. Ngày ông Táo về trời còn gọi là ngày ông Công ông Táo là nét văn hóa ăn sâu vào tiềm thức người Việt. Mâm cơm cúng tiễn ông Táo ngày 23 tháng Chạp trở thành sự kiện mở màn cho Tết, để từ đây, không khí Tết đã thực sự bắt đầu. Tới ngày ông Táo là thấy Tết, mọi người Việt dù ở đâu cũng rộn lên tâm tư hướng về gia đình, quê hương. Vừa chuẩn bị mâm cơm với món canh, món mặn, món nếp, món tẻ, trái cây và không thể thiếu cá chép đưa ông Táo về trời, vừa chiêm nghiệm về ý nghĩa sự tích ông Táo.

Cúng tiễn ông Công ông Táo

Cúng tiễn ông Công ông Táo
Cúng tiễn ông Công ông Táo

Nhờ vào việc quanh năm ở trong bếp nên Ông Táo sẽ biết hết tất cả mọi việc tốt xấu của các thành viên trong gia đình, nên với mong muốn Ông Táo sẽ phù hộ và đem nguyện vọng tốt đẹp của mình trong năm qua và may mắn trong năm tớivề chầu bẩm báo tới Ngọc Hoàng .
Để hiểu sâu hơn về một trong những phong tục quen thuộc trong những ngày Tết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài viết ngày hôm nay nhé!

1. Nguồn gốc sự tích Ông táo về trời

Ngày xưa, ở vùng quê nọ có một cặp vợ chồng nghèo, người chồng tên là Trọng Cao, vợ là Thị Nhi. Vì cuộc sống hôn nhân không được hòa thuận, thường xuyên xảy ra nhiều cuộc tranh cãi nên đã dẫn đến ly tan. Sau đó Thị Nhi đã bỏ nhà ra đi, lang thang tứ xứ, trong hành trình này cô đã vô tình gặp được Phạm Lang. Cả hai tâm đầu ý hợp nên đã kết thành vợ chồng.

Về phần Trọng Cao, vì hối hận và thương nhớ vợ nên dốc hết của cải để lên đường tìm vợ, đến khi không còn tiền phải trở thành ăn xin, vừa xin ăn vừa lang thang tìm vợ. Đến một ngày, Trọng Cao vô tình đến ngay nhà của Thị Nhi và Phạm Lang để xin ăn, đôi vợ chồng cũ do vậy mà vô tình gặp lại nhau.

Trong lúc hai người đang nói chuyện thì bỗng nhiên Phạm Lang trở về, lo sợ chồng sẽ hiểu lầm, khó lòng giải thích được nên Thị Nhị đã cho chồng cũ của mình trốn vào đống rơm sau vườn. Không ngờ trong lúc chờ cơm vợ, Phạm Lang đã ra vườn châm lửa đốt rơm để lấy tro bón ruộng.

Có lẽ vì còn yêu, thêm vào nỗi ân hận với vợ, Trọng Cao đã chấp nhận hy sinh mình không chạy ra. Thấy mình đã vô tình hại chết chồng cũ nên Thị Nhi đã quyết định nhảy vào đống lửa, thấy vậy Phạm Lang đã lao theo để cứu Thị Nhi nhưng vì lửa quá lớn nên cả ba đã không thể thoát khỏi cái chết.

Ngọc Hoàng thượng đế đã cảm thông trước câu chuyện của ba người nên đã phong cho họ là Táo quân quản lý chuyện dân gian, nhất là chuyện liên quan đến bếp. Và vào ngày 23 tháng 12 (hay tháng Chạp âm lịch) hàng năm, các Táo sẽ cưỡi cá chép bay về trời để phục mệnh, báo cáo tình hình cũng như mang những lời cầu mong của dân lên tâu cùng Ngọc Hoàng.

2. Ý nghĩa của phong tục đưa Ông táo về trời

Theo sự tích thì ta có thể thấy sẽ có 3 vị Táo quân gồm 2 Táo ông và 1 Táo bà, đây là tượng trưng cho 3 chân của bếp, chỉ có đủ 3 chân thì mới có thể đặt dụng cụ nấu nướng vững chắc được.

Táo Quân là vị thần thường được thờ trong khu vực bếp. Họ mang sứ mệnh bảo vệ gia đình, phù trợ những điều may mắn cho mọi người trong gia đình chúng ta. Vì vậy, lễ đưa tiễn Táo Quân về trời cũng được diễn ra rất trang trọng.

Vào ngày 23 tháng 12 âm lịch hàng năm Táo Quân sẽ cưỡi cá chép về trời với mục đích báo cáo tất cả mọi việc của gia chủ cho Ngọc Hoàng nghe và cũng mang mong muốn của gia chủ để tâu lên Ngọc Hoàng. Một ý nghĩa khác, người Việt ta luôn ngưỡng mộ tình cảm, sự chung thủy của Táo Quân, nên việc thờ cúng cùng muốn thể hiện mong muốn cho ngọn lửa gia đình luôn được ấm áp và sáng mãi.

3. Mâm lễ vật cúng Ông táo gồm những gì?

Mâm lễ cúng đưa Ông Táo về trời ở mỗi miền sẽ có điểm khác nhau, nhưng thường trong các mâm lễ vật cúng sẽ gồm có nhang đèn, hoa tươi, giấy tiền, mâm ngũ quả, mâm lễ mặn và hiển nhiên không thể nào thiếu ba bộ mã, gồm hai bộ đàn ông cho hai Táo ông và một bộ đồ đàn bà cho Táo bà, mỗi bộ sẽ có áo, mũ, hia hài cho Táo Quân.

Mâm lễ cúng đưa Ông Táo về trời

Ở một số nơi, nhất là miền Bắc thì trong mâm cúng sẽ có thêm một thứ không thể thiếu chính là cá chép vàng. Bởi theo sự tích thì ông Táo sẽ cưỡi cá chép hóa rồng lên thiên đình để chầu Ngọc Hoàng nên người dân sẽ có thêm 2 hoặc 3 con cá chép sống cúng cùng.

Ở những miền khác, như miền Trung người ta thường thay cá chép bằng ngựa giấy, miền Nam thì sử dụng những đôi hia để thay cho cá chép. Tuy nhiên, hiện nay phần lớn gia đình từ Bắc vào Nam đều sẽ bổ sung cá chép vào mâm cúng.

4. Phong tục phóng sinh cá chép trong ngày đưa Ông táo về trời

Cá chép sau khi được cúng cùng với mâm nghi lễ cúng đưa Ông Táo về trời thì người ta sẽ mang những chú cá chép đó đi phóng sinh ở các ao, hồ, sông suối,… với ý nghĩa cho Ông Táo cưỡi cá chép để về trời.

Cá chép được xem là một trong ba thứ Tam sinh, là những biểu tượng tượng trưng cho tài lộc, phú quý. Vì thế, việc phóng sinh cá chép vào ngày đưa Ông Táo về trời còn mang một ý nghĩa thầm mong sẽ đem vinh hoa, lộc vận đến với gia đình.

Theo những quan niệm của dân gian, phóng sinh cá chép đang sống trong chậu còn mang một ngụ ý nữa chính là cá chép có thể vượt vũ môn hóa rồng. Mà rồng từ xưa đến này được xem là một biểu tượng rất linh thiêng, có thể hô mưa gọi gió mang lại lợi ích to lớn cho nền nông nghiệp nước ta. Không những vậy, cá chép vượt vũ môn còn là thể hiện tinh thần vượt khó, kiên trì, bền bỉ để đạt được thành công, là một biểu tượng cho nhân cách thanh cao, luôn hướng đến một kết quả tốt đẹp.

5. Văn khấn ông Công ông Táo cổ truyền Việt :

Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ (chúng) con là: ……………
Ngụ tại: …………

Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.

Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành. Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!

Văn khấn ông Công ông Táo

virtual-icon