Phần mềm GPU Z là gì ? Đó là một phần mềm kiểm tra toàn bộ thông số về card màn hình trên máy được thiết kế đặc biệt để đáp ứng nhu cầu của game thủ về đồ hoạ và cấu hình card màn hình cũng như kiểm tra thông số mà bạn muốn tìm hiểu. Phần mềm GPU Z quét toàn bộ hệ thống của bạn một lần, tìm kiếm card GPU đồ họa tích hợp trên máy và hiển thị thông tin tương đối cho các thiết bị đồ họa này cho bạn. Các thông tin mà phần mềm GPU Z thường trích xuất từ thiết bị chơi game của bạn thường là về phần cứng được cài đặt trong thiết bị
GPU Z là gì ?
1. GPU là gì:
Đây là tên GPU được sử dụng cho card màn hình như hình trên là GPU trên con NVIDIA® GeForce® GTX 1070Ti dùng để tạo ra card màn hình GPU NVIDIA® GeForce® GTX 1070Ti. Đây là thành phần quan trọng nhất để thể hiện sức mạnh của card màn hình và đa số trong nhiều trường hợp có cùng các thông số khác thì khi so sánh 2 card màn hình với nhau thì đem GPU ra là biết ngay ai mạnh hơn ai tất nhiên là nên so sánh với cùng hãng sản xuất thì sẽ chuẩn xác hơn.
2. GPU Clock hay Graphic Clock:
Tốc độ của vi xử lý GPU (bộ xử lý đồ họa) như trên hình thì GPU Clock của card màn hình NVIDIA® GeForce® GTX 1070Ti là 1607 MHz. Tốc độ này càng cao càng tốt nhưng các bạn chú ý rằng là không so sánh tốc độ này của 2 card màn hình dùng GPU khác nhau vì cơ bản là chúng khác nhau nên sẽ có nhiều thứ ảnh hưởng đến hiệu năng của VGA.
3. Processor Clock:
Còn gọi là tốc độ đồng hồ hay là clock rate. Tốc độ xử lý các lệnh của 1 bộ vi xử lý. Mỗi máy tính chứa một đồng hồ nội bộ (internal clock) có chức năng điều hòa tốc độ xử lý các lệnh và đồng bộ hóa tất cả các thành phần khác nhau có trong máy tính. Đồng hồ này càng nhanh bao nhiêu, số lệnh mà GPU có thể xử lý được mỗi giây nhiều hơn bấy nhiêu. Các nầy trên hình không có nên cũng không dám bàn gì nhiều và cũng khỏi quan tâm đi.
4. Texture Fill Rate:
Còn được hiểu là tốc độ làm đầy (TĐLĐ). TĐLĐ theo quan điểm thông thường được qui cho tốc độ vẽ điểm ảnh của bộ xử lý đồ họa. Đối với card màn hình cũ thì quan niệm TĐLĐ đơn giản là tốc độ dựng tam giác (triangle fill rates). Tuy nhiên, có 2 dạng tốc độ làm đầy là: pixel fill rate (tốc độ làm đầy điểm ảnh) và texture fill rate (tốc độ làm đầy vật liệu). Theo khái niệm mô tả ở trên, pixel fill rate là số lượng điểm ảnh mà card màn hình có thể xuất ra và được tính bằng số raster operations (ROPs) nhân với tốc độ xung lõi của card màn hình. Chỉ số này càng nhiều càng tốt.
5. Memory Clock:
Tốc độ xung của bộ nhớ (RAM), chỉ số này càng cao càng tốt. Chú ý rằng loại bộ nhớ GDDr3 thì số sau tốc độ vậy, còn GDDr5 thì số sao tốc độ hiệu dụng gấp 4 lần, như trên hình thì tốc độ bộ nhớ 1000 MHz sẽ tương đương với tốc độ hiệu dụng là 4000 MHz.
6. Memory type:
Đây là loại bộ nhớ được dùng trong card màn hình. Bộ nhớ thường được sử dụng trên card màn hình là GDDRx. DDR thường được quảng cáo với xung tốc độ lớn gấp đôi so với xung tốc độ vật lý thật của nó. Ví dụ DDR 1000 MHz, thực sự chỉ có xung tốc độ là 500 MHz. Chính vì lý do này, mà nhiều người sẽ ngạc nhiên khi card màn hình được quảng cáo có DDR 1200 MHz, nhưng chương trình báo là RAM chỉ chạy ở tốc độ 600 MHz. DDR2 và GDDR3 nguyên tắc làm việc cũng giống như DDR. Sự khác nhau giữa DDR, DDR2 và GDDR3 là công nghệ sản xuất. Hiện nay, GDDr4 thì ít dùng còn GDDr5 đang chuẩn bị về vườn để nhường cho GDDr5X và loại bộ nhớ HBM. Các thế hệ bộ nhớ về sau sẽ tốt hơn trước và dung lượng bộ nhớ càng cao thì càng mạnh. Tuy nhiên, 1 card màn hình có 4GB GDDr3 cũng chưa chắc đã tốt hơn 1 chiếc card có 1 GB GDDr5. Đây là điều mà các ông bán hàng hay khè khách hàng khi xách 1 con GT 630 4GB GDDr3 la khoe mạnh mẽ các kiểu trong khi nó yếu hơn hẵn so với con GT 740 1GB GDDr5. Vẫn câu nói cũ, cùng đời cùng thông số hết thì mới so tới bộ nhớ
7. Memory Interface Width:
Thông số này còn được biết đến với tên gọi khác là bus bộ nhớ. Bus bộ nhớ là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến tính năng. Các loại card màn hình hiện nay bus bộ nhớ bao gồm từ 64 bits đến 256 bits, và trong một vài trường hợp có thể đạt đến 512 bits. Hiện nay thì bộ nhớ với công nghệ HBM đã đạt mức 4096 bits rồi. Bus bộ nhớ càng tăng thì lượng dữ liệu mà bộ nhớ có thể vận chuyển trong mỗi chu kỳ càng lớn. Ví dụ, 1 card màn hình sử dụng bus 128 bits có thể mang lượng dữ liệu nhiều gấp đôi so với 1 card màn hình được trang bị bus 64 bits và tuyến bus 256 bits thì mang gấp 4 lần so với tuyến bus 64 bits
8. Memory Bandwidth:
Khả năng truyền tải dữ liệu của bộ nhớ. Đây còn được hiểu là băng thông giữa bộ nhớ của VGA và GPU. Chỉ số này phụ thuộc vào xung của bộ nhớ và Bus bộ nhớ. Chú ý rằng bandwidth không phụ thuộc vào dung lượng RAM trên card màn hình. Chỉ số nầy càng cao càng tốt
9. Các thông số khác:
Bên cạnh các thông số chính ở trên, đa số những loại card màn hình khác nhau đều được trang bị 1 số công nghệ độc quyền tính năng nhất định phù hợp với “hạng” của mình trong dòng sản phẩm của từng hãng. Ví dụ như Nvidia SLI Ready (khả năng chạy đa card màn hình trên 1 mainboard), Nvidia 3D Vision Ready (hổ trợ xuất hình ảnh 3D đầy đủ nhất) hay Nvidia CUDA Technology (encode bằng GPU không thông qua CPU. Khi lựa chọn mua car màn hình thì các bạn nên lưu ý thêm một số lưu ý nữa như Card màn hình có hỗ trợ cổng HDMI, DVI hay không hay công nghệ hỗ trợ nào như: DirectX, thư viện OpenGL,
Link trang chủ tải phần mềm kiểm tra thông số của GPU Z
SƯU TẦM – TỔNG HỢP